Pages

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Đảng làm vô hiệu hóa lưỡi bò

Biếm họa Babui (Danlambao)
Read More


Nực cười toà án huyện Văn Giang

Người Buôn Gió - Chuyện thứ nhất là ở khâu công an huyện Văn Giang.

Vụ án này có hai bị cáo được đưa ra xét xử, bốn bị cáo khác trốn thoát. Hai bị cáo được đưa ra xét xử là do họ đầu thú ( theo lời toà án). Vậy thì công an huyện Văn Giang đã làm được điều gì, khi không bắt được tội phạm nào trong vụ án này, nhờ có hai bị cáo ra đầu thú mà mới có được phiên toà này. Nếu không thì đến giờ cũng chưa xử được vì chưa bắt được bị cáo nào cả.

Chuyện thứ hai, chỉ có ở Việt Nam. Viện kiểm sát , toà án thành luật sư bào chữa cho bị cáo. Còn luật sư bị hại thành công tố viên.


Cáo trạng của VKS nói rằng nhóm bị cáo gồm vài chục người đến khu vực cưỡng chế để câu cá, sau khi bị chất vấn là tại sao lại đến khu vực cưỡng chế để câu cá, thì toà sửa cho rằng nhóm người này đến do Hà chủ đầu tư thuê. Hỏi có hợp đồng làm việc không, thì trả lời là thuê bằng miệng. 

Bị hại nói rằng khoảng cách 300 mét, toà và viện kêu rằng 30 mét là xảy ra cãi cọ. Bị hại bảo họ ở hiện trường khoảng cách thế nào họ biết, toà bảo toà ngồi đây nghe nhân chứng kể ( nhân chứng vắng mặt ) toà biết là đúng 30 mét. 


Viện kiểm sát nói cơ quan điều tra xác định có 6 người tham gia đánh dân. Luật sư nói các nhân chứng cho biết là khoảng 30 người, số vũ khí thu ở hiện trường là 16 gậy, 2 vỏ chai bia. Không thể 6 người dùng được số vũ khí đó. VKS nói công an nói có 6 người nên viện nói 6, toà bảo viện nói 6 nên toà đủ căn cứ là 6 người. ( chắc bọn này 3 đầu 6 tay mới dùng hết vũ khí ấy..?)

Toà nói số vũ khí gậy gộc là cây mục bị cáo nhặt dọc đường. Bị hại và luật sư bị hại nói rằng 12 chiếc gậy có sơn vạch như dùi cui dân phòng và quãng đường đó là đường bê tông lấy đâu ra củi mục, cành cây khô mà nhặt. Toà và viện nói rằng công an bảo thế thì đúng là thế, thậm chí VKS còn biện minh là cây ngô. Huuu cây ngô mà oánh chấn thương sọ não người thì là cây ngô gì vậy .?

Luật sư nhắc lại tình tiết vụ án, vài chục thanh niên mang gây gộc đuổi đánh bị hại, bị hại chạy đến về đến làng, chui vào nhà dân, gục ngã ở thềm nhà. Các bị cáo chạy vào sân leo lên thềm lôi bị hại ra đánh tiếp, vụt gậy gộc tới tấp vào bị hại là ông già 73 tuổi ( là người già theo luật ). Hành vi đó là hành vi giết người, luật sư đề nghị toà làm rõ động cơ, mục đích của nhóm tội phạm này. Vì giữa bị cáo và bị hại không quen biết, không thù hằn..

Toà bảo đó là do bức xúc với bị hại vì chửi nhau. Hết chuyện, viện thì bảo không ý kiến nữa.

Dân bên ngoài nói, chả có thằng thanh niên nào tự nhiên đi chửi nhau với ông già hơn 70 tuổi, dù có bị chửi cũng nhịn. Đằng này mấy chục thằng thanh niên chửi nhau với ông già, rồi đuổi theo rùng rùng cả đám, dùng gậy vụt từ ngoài đường vào đến tận thềm nhà vẫn đánh. Mà chỉ do bức xúc câu qua câu lại là sao.?

Bên trong toà bảo lỗi do bị hại chửi bị cáo. 

Thế này bị hại thật khoẻ, dù ở khoảng cách 30m ( như toà nói ) ở tuổi 73 mà chửi nhau qua lại cho bọn mấy chục thanh niên nghe thấy thì tai và giọng và sức khoẻ của bị hại Lê Thạch Bàn phải ngang tầm Lý Đức.

Mặc dù nhiều tình tiết không được toà làm rõ hay tranh luận làm rõ, thế nhưng đến 11 giờ 45 phút toà tuyên án sau khi nêu nhiều tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo.


Bản án của toà án huyện Văn Giang ngày 30/11/2012 đã nhận được đông đảo sự ủng hộ của đồng bọn bị cáo cũng như các cấp, các ngành đoàn thể huyện Văn Giang. Nói nên tinh nhân đạo của pháp luật nhà nước CHXHCNVN.

Còn đối với phản ứng của quần chúng dân đen thì mời xem clip này.



Phiên toà kết thúc cho thấy sức mạnh của nhà nước pháp quyền XHCN, cũng như cho thấy sự chuyên chính chắc chắn không có gì lay chuyển nổi của giai cấp lãnh đạo đất nước. Khiến nhiều người hoài nghi về sức mạnh của nhà cầm quyền phải tỉnh ngộ sớm, thay đổi lập trường lung lay bấy lâu. Mau chóng từ bỏ ý định chống đối, sớm quay đầu thần phục trước quyền uy của chính quyền các cấp. Góp phần làm ổn định chính trị, an ninh trật tự xã hội và quan trọng là các cuộc cưỡng chế, thu hồi đất của nông dân giao cho các chủ đầu tư được diễn ra thuận lợi hơn.

Người Buôn Gió
http://nguoibuongio1972.multiply.com/journal/item/688/688
Read More


Lưỡi bò và lưỡi liềm

J.B Nguyễn Hữu VinhSau mấy chục năm lấy học thuyết Mác – Lênin làm nền tảng để quản lý xã hội bằng đấu tranh giai cấp đã đưa đất nước đến thảm cảnh trong ngoài lục đục, trên duới không yên, thiên hạ bất đồng, nhân tâm ly tán. Đó là cơ hội cho đường lưỡi bò vươn ra liếm Biển Đông. Đó cũng là hậu quả của chiếc búa và lưỡi liềm mấy chục năm tung hoành trên đất nước chúng ta. Như vậy, cái lưỡi bò hôm nay là hệ quả tất yếu của cái lưỡi liềm mấy chục năm qua...

*

Có lẽ chưa bao giờ, một động thái của Trung Cộng liên quan đến chủ quyền được ngang nhiên bàn tán thoải mái như bây giờ ở Việt Nam. Thoải mái là nói theo nghĩa đã được “ẳng” lên trên báo lề phải, chứ không còn dấm dúi, tự bịt miệng như những năm trước đây. 

Còn nhớ chưa xa, mới vài năm trước đây thôi, nhiều người đã khốn nạn với câu nói “Trường Sa – Hoàng Sa là của Việt Nam”, dù họ chỉ nói câu đó, mặc chiếc áo hoặc bất cứ hành động gì khẳng định điều đó đều nghiễm nhiên biến thành tội phạm. Thậm chí, có người đã kêu lên: Vậy thì Hoàng Sa – Trường Sa là của ai? Không chỉ báo chí mà một người dân nào dám nói đến điều đó đều là cấm kỵ và chịu hậu quả nặng nề. Cho đến khi, tai họa mất nước sừng sững đứng trước mọi nhà, thì nhà nước Việt Nam hoảng hốt và lúng túng trong mọi xử lý. Khi đó, báo chí mới được mở miệng trong một giới hạn nhất định. Nay thì báo chí có thể kêu lên rằng Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam. 

Biểu tình yêu nước: Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam và bị đàn áp 

Tiếc rằng khi được nói như vậy, thì Hoàng Sa đã nằm trong tay Trung Cộng từ lâu, Trường Sa, một phần đã nằm dưới gót giày bọn xâm lược. Còn trên đất liền, khắp nơi từ trong nam đến ngoài Bắc, từ Mũi Cà Mau đến địa đầu Móng Cái, đâu đâu cũng có thể thấy người Trung Quốc nghênh ngang đi lại. Đất đai đang được người Trung Quốc thuê trồng rừng, các công trình quốc gia được các nhà thầu Trung Quốc xây dựng, hàng hóa Trung Quốc ngập tràn lãnh thổ, từ chiếc áo ngực phụ nữ chứa đầy chất lạ đến những lô gà thải độc hại, trái cây nhiễm độc và nhiều vật dụng được nhập về nhiều vô biên. 

Đường lưỡi bò tham vọng tự sáng tác của Trung Cộng 

Sau nhiều động tác khiêu khích, dọn đường và lấn chiếm bằng nhiều cách, bỗng nhiên vài năm gần đây, Trung Cộng thò ra cái đường lưỡi bò đứt khúc liếm gần trọn vẹn Biển Đông của Việt Nam. Nếu cái lưỡi bò này không bị chặt đứt, thì sau này Luật Biển Việt Nam sẽ phải sửa đổi nhiều điều khoản. Trong đó sẽ có một điều quy định rằng: Khi điều khiển thuyền bè ở ven biển, phải lưu ý đi dọc bờ, không quay ngang tàu thuyền vuông góc với bờ biển để tránh xâm phạm lãnh hải của nước bạn láng giềng 4 tốt và 16 chữ vàng. Trong trường hợp ai vi phạm ráng chịu và nhà nước sẽ không can thiệp. 

Khi Trung Cộng quyết định bước chơi mới bằng cái hộ chiếu vẽ hình lưỡi bò, những phản ứng yếu ớt của nhà cầm quyền Hà Nội được người dân chú ý và có nhiều ý kiến khác nhau. Đa số các ý kiến, đều chưa thấy được sự mạnh mẽ cần thiết từ phía nhà nước để đối phó với âm mưu thâm độc này của nhà cầm quyền bành trướng Bắc Kinh. Nhưng, đa số những ý kiến trên các phương tiện truyền thông mà mạng internet là chủ yếu đã chưa đi đến cội nguồn của đường lưỡi bò Bắc Kinh vì sao lại thò ra và làm sao hóa giải. 

Đường dây nóng giữa hai Đảng và nhà nước được thành lập, chắc chỉ để thỉnh thoảng cho lãnh đạo hai nước tán tỉnh nhau cùng củng cố “con đường đi lên Chủ nghĩa Xã hội là chính”? Còn chuyện lãnh thổ, tranh chấp, ngư dân bị bắn, bị bắt và bị giết, quân đội Trung Cộng đổ ra Biển Đông chỉ là chuyện nhỏ? 

Mưu đồ và hành động bành trướng có tính hệ thống 

Năm 1949, nhà nước Trung Quốc cộng sản được thành lập. Trước đó, nhà nước Việt Nam cộng sản cũng đã được thành lập trên nửa đất nước. Hai bên ra sức tô thắm tình hữu nghị Quốc tế vô sản lấy Chủ nghĩa Mác – Lênin làm kim chỉ nam cho mọi hành động. Ở đó, có quy định rất rõ rằng: “Khi lợi ích của phong trào Cộng sản quốc tế và lợi ích dân tộc có mâu thuẫn với nhau, thì phải hi sinh lợi ích dân tộc cho lợi ích của phong trào Cộng sản quốc tế”. Có lẽ sự hăng máu và nhiệt tình thực hiện điều này số một là chính quyền Cộng sản Việt Nam. Còn anh bạn vàng Trung Cộng thì không thế, bất cứ lúc nào và ở đâu nếu thấy có lợi cho máu bành trướng, họ luôn tận dụng. 

Một thời gian dài trong chiến tranh, hết nóng rồi lạnh thì phong trào Cộng sản quốc tế phát triển rồi lục đục, đánh nhau chí tử. Oái oăm thay, những cuộc đánh nhau, tàn sát nhau khốc liệt nhất lại là từ những cuộc chiến của “anh em trong phe Xã Hội Chủ Nghĩa” là chính. Trong đám hỗn quân hỗn quan XHCN, thì anh nào cũng hô rất to chỉ có mình là theo Chủ nghĩa Mác – Lênin chân chính, còn tất cả thì không xét lại, cũng chỉ là giả cầy. Việt Nam cũng thế, có lẽ vì muốn sự chân chính rõ ràng, nên thực hiện các nguyên tắc của nó khá triệt để. 

Công hàm Phạm Văn Đồng 1958 

Năm 1958, Trung Cộng tuyên bố về lãnh hải thể hiện mưu đồ bành trướng của chúng, Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng đã nhanh chóng gửi công hàm rằng “Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành…” Dù công hàm này có giá trị pháp lý hay không, thì cũng cần ghi nhận đây là bước đầu tiên, thể hiện bằng giấy trắng mực đen việc nhà cầm quyền CSVN đã hi sinh lợi ích dân tộc cho chủ nghĩa Bành trướng Bắc Kinh. Nguyên nhân không cần nói ai cũng hiểu, trong cuộc chiến của mình, nhà cầm quyền CSVN đã được nhà cầm quyền Trung cộng đỡ đầu nhiều mặt vì hai nước cùng phe XHCN. Nếu như lúc đó, không phải là Việt Nam, mà là Thái Lan hoặc Indonesia, hoặc Việt Nam không thuộc phe XHCN lấy Mác – Lênin làm kim chỉ nam thì chắc sẽ không có công hàm 1958 nói trên. 

Kế đến, năm 1974, khi Quần đảo Hoàng Sa rơi vào tay giặc Trung Cộng, nhà cầm quyền Hà Nội đã không có một phản ứng cần thiết khi Tổ quốc bị xâm lăng. Cụ thể là Trung Cộng nuốt gọn Hoàng Sa mà người dân miền Bắc không hề hay biết. Chẳng những thế, sau ngày 30/4 năm 1975, Tổng bí thư Đảng CSVN Lê Duẩn còn lớn tiếng tuyên bố: “Kể từ nay, đất nước ta sạch bóng quân thù” – nghĩa là Hoàng Sa không phải là lãnh thổ Việt Nam? Không phải thế mà chỉ là vì Hoàng Sa đang bị chiếm đóng không phải bởi quân thù mà là anh em XHCN Trung Cộng. 

Rồi đến năm 1988, Trường Sa bị tấn công và lấn chiếm trong âm thầm, nhà cầm quyền Việt Nam nghiến răng chịu đựng để tiến tới Hội nghị Thành Đô. Cũng chỉ vì khối cộng sản thi nhau đổ sụp ở Đông âu và trên thế giới, sự đô đơn, sợ hãi đã đẩy nhà cầm quyền CSVN đi đến con đường tìm lại kẻ thù truyền kiếp mà nương náu, mặc dù đã là người dân Việt Nam, ai lại không biết mưu đồ bành trướng của chúng vẫn luôn luôn tồn tại. Điều đơn giản để đi đến kết cục đó, là trên thế giới chỉ còn lại vài ba nước vẫn kiên trì bám trụ Chủ nghĩa Mác – Lênin mà thôi. 

Tiếp theo là những năm gần đây, nhà cầm quyền Trung Cộng luôn gây áp lực và ngày càng ngang ngược đòi hỏi hết sức vô lý về lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam. Nhưng đáp lại những hành động ngang ngược đó là thái độ ươn hèn, khiếp nhược và sợ hãi từ ngay chính nhà cầm quyền Việt Nam. Ngư dân Việt Nam bị cấm đánh cá trên biển Việt Nam, bị bắt bớ, xua đuổi đánh đập, thậm chí báo chí còn không được gọi đích danh, mà chỉ là “tàu lạ”. Những hành động xâm lấn dần dần tăng cường về cường độ và tần suất bao nhiêu, thì người ta thấy những hành động của nhà cầm quyền Việt Nam đi ngược lại với thái độ hiếu chiến của bọn bành trướng bấy nhiêu. Nhân dân phẫn uất xuống đường biểu tình, liền bị đàn áp và bôi xấu, báo chí bị bịt miệng. Về báo chí, những tờ báo có trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc, đã phớt lờ nguy cơ mất nước, ngược lại chỉ nhăm nhăm chống “diễn biến hòa bình” và thế lực thù địch trong nhân dân với sở trường bôi xấu và kết tội. Thậm chí, những tờ báo Đảng, còn ngang nhiên ca ngợi tướng Tàu hoặc tệ hơn nữa là tuyên truyền Hoàng Sa – Trường Sa là của Trung Quốc. 

Khắp nơi diễn tập chống nhân dân bạo loạn 

Đặc biệt, hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước chỉ nhăm nhăm tung tiền dân để diễn tập chống bạo loạn, chống người dân biểu tình do bị cướp đất... Nói chung là chống lại nhân dân. Còn với giặc bên ngoài, thì im như thóc giống. 

Khi bọn bành trướng càng hung hăng, nhà cầm quyền Hà Nội càng tổ chức đình đám hơn các lễ lạt “nhớ ơn Trung Cộng”. Trong tất cả những gì có thể làm trước họa xâm lược Tổ Quốc, chỉ có thể là vài lời phát ngôn sáo mòn, cũ rích từ người phát ngôn Bộ ngoại giao mà mỗi lần nghe lại, người ta muốn “phát nôn”. 

Một quãng đường khá dài để bọn bành trướng hiểu thế, lực của Việt Nam, đặc biệt là thái độ, tinh thần của nhà nước Việt Nam như thế nào. Và kết cục hôm nay là đường lưỡi bò đã chính thức được đưa lên thành điểm nóng kết hợp “Thành phố Tam Sa”, rồi “bản đồ Tam Sa mới phát hành… Đấy là những hành động xâm lược trắng trợn. Đặc biệt ngày hôm nay, chúng tuyên bố bắt giữ khám xét tất cả tàu thuyền trên biển của Việt Nam. 

Nguyên nhân của mọi nguyên nhân? Cái liềm và chiếc búa 

Người dân Việt Nam ngơ ngác, không hiểu nổi nhà cầm quyền đang định làm gì trước họa mất nước? Đặc biệt nhiều người không thể hiểu và không thể giải thích thái độ của nhà nước trước kẻ thù. 

Nhiều câu hỏi được đặt ra. 

Có phải vì nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc quá hữu nghị, do vậy nhân dân Việt Nam sẵn sàng nhường biển đảo cho Trung Cộng? Xin thưa là không, muôn đời nay, dù có thể mất tất cả, song chủ quyền, lãnh thổ chưa bao giờ bị coi nhẹ hoặc đem ra đổi chác. 

Có phải vì nhân dân Việt Nam quá ươn hèn? Chắc chắn là không, lịch sử đã chứng minh rằng những cuộc chiến giữ nước vĩ đại đã từng xảy ra với tinh thần bất khuất đầy kiêu hãnh và lãnh thổ luôn được bảo vệ vẹn toàn. 

Có phải vì Trung Quốc quá lớn so với đất nước chúng ta nên phải chấp nhận vị trí chư hầu? Cũng không phải thế, đất nước ta chưa bao giờ lớn so với anh chàng khổng lồ thâm hiểm phương Bắc đầy tham vọng. Nhưng cũng chưa bao giờ khuất phục đầu hàng hoặc ươn hèn như hôm nay. 

Vậy đâu là nguyên nhân? 

Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Sinh Hùng đã đưa ra lời giải đáp: “Ta và Trung Quốc cần hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đoàn kết để hai dân tộc cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội”. 

Có thể nhiều người không hiểu, nhưng đây mới là đáp án cho mọi nguy cơ đối với đất nước chúng ta lâu nay. Khi ý thức hệ cộng sản với cái gọi là Chủ nghĩa Mác – Lênin đã từng bị loài người cho vào sọt rác, nhưng ở đây vẫn được đặt cung kính trên bàn thờ, thì hậu quả của nó là khủng khiếp. Chính câu trả lời của ông Nguyễn Sinh Hùng, hiện là Chủ tịch Quốc hội đã cho thấy điều cơ bản rằng cái học thuyết Cộng sản sẵn sàng hi sinh lợi ích dân tộc, quốc gia cho Cộng sản Quốc tế đã lấn át những hành động bảo vệ chủ quyền lãnh thổ dân tộc, quốc gia? 

Cũng chính vì thờ phượng cái mớ lý thuyết bạo lực Mác – Lênin mà nhà cầm quyền Bắc Kinh đã bất chấp lẽ phải, bất chấp sự thật lịch sử quyết tâm xâm lược đất nước ta bằng đường lưỡi bò tự sáng tác. Song đó vốn là căn bệnh chung của cộng sản: Chính quyền sinh ra từ họng súng khi chúng có cơ hội. 

Chủ nghĩa Mác – Lênin với biểu tượng của chiếc búa và cái liềm đã được đưa vào áp đặt vào nhân dân ta mấy chục năm nay, đã sinh hoa kết trái trong lòng dân tộc. Tiếc rằng hoa trái của nó đã là những hoa độc và quả đắng. Một đất nước đã từng tự hào trong lịch sử, biết đoàn kết chống ngoại xâm, luôn lấy tình yêu thương và đùm bọc, đoàn kết làm nền tảng giữ nước đến hôm nay lâm vào trạng thái suy đồi mọi mặt. Văn hóa dân tộc bị băng hoại nghiêm trọng, tinh thần xuống cấp thảm hại, sự chia rẽ, phe phái càng ngày càng nặng nề. Tham nhũng và lãng phí làm đất nước đang kiệt quệ...

Sau mấy chục năm lấy học thuyết Mác – Lênin làm nền tảng để quản lý xã hội bằng đấu tranh giai cấp đã đưa đất nước đến thảm cảnh trong ngoài lục đục, trên duới không yên, thiên hạ bất đồng, nhân tâm ly tán. 

Đó là cơ hội cho đường lưỡi bò vươn ra liếm Biển Đông. 

Đó cũng là hậu quả của chiếc búa và lưỡi liềm mấy chục năm tung hoành trên đất nước chúng ta. 

Như vậy, cái lưỡi bò hôm nay là hệ quả tất yếu của cái lưỡi liềm mấy chục năm qua. 

Hà Nội, ngày 30/11/2012 


Read More


Phiên tòa xét xử côn đồ tấn công dân Văn Giang: Tranh cãi tội cố ý gây thương tích hay giết người

* Hàng trăm người dân Văn Giang bên ngoài tòa án

TTO - Sáng nay 30-11, Tòa án nhân dân huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên tiến hành xét xử vụ án "cố ý gây thương tích" xảy ra tại xã Xuân Quan ngày 12-7.

Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân đọc cáo trạng

8g10, hội đồng xét xử bắt đầu phiên tòa. Các bị cáo Nguyễn Tuấn Dũng (sinh năm 1977), Đinh Văn Huỳnh (sinh năm 1984) và ba người bị hại Lê Thạch Bàn, Đàm Văn Đồng, Đàm Văn Nghiệp có mặt. Luật sư Hà Huy Sơn là người bảo vệ quyền và lợi ích của người bị hại.

Một số nhân chứng và người có quyền, nghĩa vụ liên quan vắng mặt, những người bị hại yêu cầu tòa án triệu tập những người này mới tiến hành phiên tòa. Tuy nhiên, theo đề nghị của Viện Kiểm sát nhân dân, chủ tọa phiên tòa tiếp tục tiến hành xét xử do cho rằng các nhân chứng và người có quyền, nghĩa vụ liên quan đã cung cấp lời khai tại cơ quan điều tra, đồng thời sự vắng mặt của họ không ảnh hưởng đến sự khách quan của quá trình xét xử.

Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân huyện Văn Giang, ngày 12-7, Nguyễn Tuấn Dũng, Đinh Văn Huỳnh, Đinh Văn Hùng (1984), Ngô Công Thái (1989), Hoa Văn Bốn (1987), Nguyễn Việt Cường (1987) đã có hành vi cố ý gây thương tích đối với các ông Bàn, Đồng, Nghiệp.

Dũng, Huỳnh, Thái, Cường đã đánh ông Đàm Văn Đồng gây tổn hại sức khỏe 4%, đánh ông Đàm Văn Nghiệp gây tổn hại sức khỏe 6%. Huỳnh và Bốn đã gây thương thích cho ông Đồng, ông Nghiệp và đánh ông Lê Thạch Bàn tổn hại sức khỏe 13.6%. Tuy vậy, Bốn, Cường, Thái, Hùng đã trốn khỏi địa bàn.


Hàng trăm người dân Văn Giang có mặt bên ngoài phiên tòa - Ảnh: Tâm Lụa

Người dân đến với phiên tòa - Ảnh: Tâm Lụa

Hội đồng xét xử đang tiến hành phần xét hỏi.

Ông Bàn và ông Đồng yêu cầu được bồi thường theo quy định của pháp luật. Hiện tại ông Bàn chưa thống kê đủ các thiệt hại của mình. Riêng ông Nghiệp yêu cầu các bị cáo bồi thường 20 triệu đồng chi phí chữa bệnh cùng với 4 triệu đồng/tháng kể từ ngày bị gây thương tích do không thể lao động.

Các bị cáo chấp nhận yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại.

Luật sư Hà Huy Sơn hỏi bị cáo Huỳnh có ai ra lệnh cho bị cáo đuổi đánh người dân tới khu vực cánh đồng (tại xã Xuân Quan, đã bị cưỡng chế thu hồi đất ngày 22-4 - PV) không. Bị cáo Huỳnh nói anh Hà (người thuê Huỳnh trông coi máy móc tại cánh đồng - PV) có "chỉ đạo" cho Huỳnh về việc có người dân tới thì phải đuổi đi.

10g05, chủ tọa tuyên bố kết thúc phần xét hỏi, chuyển sang phần tranh luận.

Viện KSND đề nghị HĐXX tuyên bị cáo Huỳnh phạm tội cố ý gây thương tích theo điều 104 Bộ luật hình sự, mức án 3 năm đến 3 năm 6 tháng tù, tính từ ngày tạm giữ, tạm giam (17-7); bị cáo Dũng 12-15 tháng tù; ông Đồng được bồi thường 1.845.000 đồng, ông Nghiệp 8.200.000 đồng và ông Bàn hơn 42 triệu đồng.

Ông Đồng hoàn toàn không đồng ý với phần luận tội của Viện KSND. Ông cho rằng đây là tội giết người chứ không phải tội cố ý gây thương tích vì khi những người bị hại đã bị đánh gục hoặc bỏ chạy, các bị cáo vẫn tiếp tục đuổi đánh, truy sát, sau khi có người hô hoán mới dừng lại.

Luật sư Hà Huy Sơn cho rằng các bị cáo đều có hành vi giết người theo điều 93 Bộ luật hình sự, có tổ chức. Các bị cáo đã không thành khẩn khai báo người tổ chức. Việc ông Bàn (73 tuổi) thoát chết là nằm ngoài ý muốn của các bị cáo. Ngoài ra các bị cáo còn phạm tội xâm phạm chỗ ở của công dân trong quá trình truy sát.

Ông Sơn cũng cho rằng cơ quan điều tra đã bỏ lọt tội phạm, không chỉ có 6 người đã bị khởi tố, dựa trên số lượng hung khí để lại hiện trường, đồng thời vụ án đã bị tách không có căn cứ. Đề nghị trả hồ sơ cho VKSND huyện Văn Giang điều tra lại, khởi tố các nghi phạm theo tội giết người và xâm phạm chỗ ở của công dân, đồng thời điều tra những người cầm đầu.

Đại diện Viện KSND cho rằng Huỳnh và Dũng phạm tội do bộc phát, bức xúc do bị một số người dân đánh, không có sự phân công, bàn bạc, phạm tội giản đơn, không có tính chất côn đồ. Viện KSND bác bỏ quan điểm của luật sư cho rằng các bị cáo xâm phạm chỗ ở của công dân, đồng thời cơ quan điều tra không vi phạm quy trình tố tụng. Viện KSND giữ nguyên quan điểm luận tội.

Luật sư Hà Huy Sơn và những người bị hại bác bỏ quan điểm của đại diện Viện KSND. Các bị cáo không có ý kiến gì thêm.


Người bị hại Lê Thạch Bàn (cầm micro) đang tranh luận với đại diện VKSND - Ảnh: Hữu Long

10g50, chủ tọa phiên tòa tuyên bố kết thúc phần tranh luận. Trong lời nói sau cùng, bị cáo Huỳnh xin lỗi và chấp nhận bồi thường cho những người bị hại. Các bị cáo đều xin HĐXX giảm nhẹ hình phạt vì phải chăm sóc gia đình.

Phiên tòa tạm nghỉ, HĐXX bắt đầu phần nghị án.

11g40, Chủ tọa phiên tòa, thẩm phán Nguyễn Nam Thắng tuyên bị cáo Đinh Văn Huỳnh 3 năm 6 tháng tù, bị cáo Nguyễn Tuấn Dũng 1 năm 6 tháng tù. Cả hai bị cáo phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho ông Đàm Văn Đồng số tiền 8.395.000 đồng, cho ông Đàm Văn Nghiệp số tiền 8.200.000 đồng, mỗi bị cáo chịu một nửa mức bồi thường. Riêng bị cáo Đinh Văn Huỳnh phải bồi thường cho ông Lê Thạch Bàn 42.919.000 đồng.

Các bị cáo nghe tuyên án tại phiên tòa - Ảnh: Tâm Lụa

Đông đảo người dân đến nghe xét xử, đứng bên ngoài tòa án - Ảnh: Tâm Lụa

TRỊNH HỮU LONG - TÂM LỤA
Read More


Việt Nam có lâm nguy với hộ chiếu lưỡi bò?

Phạm Trần - Chính sách Ngoại giao Tắc Kè thay đổi mầu sắc tùy hoàn cảnh, ỡm ờ, theo đuôi, cửa hậu của Nhà nước Việt Nam đối với Trung cộng từ bấy lâu nay đã phải trả giá quá đắt với tấm Hộ Chiếu có in hình Lưỡi Bò xác nhận chủ quyền của Bắc Kinh trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Chuyện này được Trung tá Trần Việt Huynh - đồn trưởng Đồn biên phòng cửa khẩu Quốc tế Lào Cai xác nhận: “Từ ngày 11.11 đến ngày 23.11, Bộ đội biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai đã phát hiện hơn 100 hộ chiếu Trung Quốc in hình lưỡi bò. Sau khi tham dự khóa tập huấn nhanh của Bộ Tư lệnh vào ngày 14.11, từ đúng 7h sáng ngày 15.11, biên phòng cửa khẩu Quốc tế Lào Cai đã thực hiện việc cấp đổi thị thực rời với những công dân Trung Quốc sử dụng hộ chiếu có in đường lưỡi bò.” (Báo Sài Gòn Tiếp thị, ngày 25.11.2012)

Theo Tân Hoa Xã của Trung Cộng (Xinhua News Agency), Hộ Chiếu mới được phát hành từ ngày 15/5/2012, nhưng mãi 6 tháng sau Việt Nam mới biết. Không ai biết có thêm bao nhiêu triệu Hộ Chiếu mới loại này đã được cấp ra, sau số 6 triệu cuốn đầu tiên có giá trị trong 10 năm.

Bằng chứng “biết chậm” của Chính phủ Việt Nam được xác nhận trong thông tin ngày 22/11/2012, theo đó: “Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, trao công hàm phản đối việc Trung Quốc in hình bản đồ nước này bao gồm đường đứt đoạn (Chú tích: hay còn được gọi là đường 9 đoạn có hình giống lưỡi Bò) trên hộ chiếu phổ thông điện tử.”

Cũng chỉ vào ngày 22/11/2012, phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị mới có phản ứng khi được hỏi. Nghị nói: “Việc làm trên của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông.”

Phản ứng này cũng giống như hàng trăm phản ứng trước đây của Việt Nam mỗi khi có tin về các hoạt động mới của Trung cộng ở Biển Đông, đặc biệt trong vùng quần đảo Hoàng Sa, đã bị Bắc Kinh chiếm từ tay quân đội Việt Nam Cộng hòa năm 1974, hay tại Trường Sa, nơi quân Tầu đã chiếm mất 8 đảo đá ngầm từ tay Việt Nam sau trận hải chiến ngày 14/03/1988.

Mặc cho phía Việt Nam xác nhận chủ quyền, Trung cộng tiếp tục lấn chiếm và bành trướng lãnh thổ bằng quyết định lập thành phố Tam Sa ngày 24/07/2012 gồm Hoàng Sa, Trường Sa và Trung Sa (vùng Bãi Cỏ Rong, hay bãi Macclesfield và bãi cạn Scarborough mà Trung cộng có tranh chấp với Phi Luật Tân).

Trước đó vào cuối tháng 6/2012, Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (China National Offshore Oil Corporation, CNOOC) đã công khai gọi đấu thầu quốc tế tìm dầu tại 9 lô nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam giữa Trường Sa và đất liền.

CNOOC còn loan báo vào ngày 18/10/2012 là họ đang khai thác thành công tại 2 giếng dầu Weizhou11-2 và Weizhou 6-9/6-10 (Vi Châu 11-2, Vi Châu 6-9/6-10) trong vùng Vịnh Bắc Bộ mà Trung cộng đã lấn chiếm phần hơn của Việt Nam, trong khi hai nước Việt-Trung vẫn chưa thương thuyết xong kế họach hợp tác.

(Chú thích: Theo tài liệu của Quỹ nghiên cứu Biển Đông (Việt Nam) cho biết: Quần đảo Trường Sa cách quần đảo Hoàng Sa tính đến đảo gần nhất là khoảng 350 hải lý, đảo xa nhất là khoảng 500 hải lý, cách Vũng Tàu 305 và cách Cam Ranh 250 hải lý, cách đảo Phú Quốc 240 hải lý, cách Bình Thuận (Phan Thiết) 270 hải lý. Mỗi Hải lý dài 1,852 mét.)

Ngoài ra, Bắc Kinh còn tổ chức du lịch Tam Sa; thiết lập các trạm nghiên cứu khí tượng; thăm dò đáy biển; tăng cường lực lương phòng thủ nổi; tân tạo các tầu hải quân thành lực lượng Hải Giám (Giám sát biển) có võ trang để bảo vệ hàng ngàn tầu đánh cá của Trung cộng tự do đánh bắt sâu vào vùng biển của Việt Nam, kể cả vùng biển Vịnh Bắc Bộ.

Theo tác giả Sơn Minh của báo điện tử Sống Mới ngày 9/11/2012 thì hãng Reuters của Anh loan tin: “Trước thềm Đại hội Đảng Trung Quốc (khai mạc ngày 8/11/2012), Tân Hoa Xã đã đưa tin nhóm học giả Trung (Quốc)- Đài (Loan) đang tìm cách hợp thức hóa “đường lưỡi bò” trong vòng một năm tới để dùng làm chứng cứ tuyên bố chủ quyền bao trùm Biển Đông mà Bắc Kinh vẫn đang duy trì trong hàng thập kỷ qua.”

ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG SỢ AI?

Trong khi tham vọng của Trung cộng ở Biển Đông đã rõ như thế nhưng chỉ có 5 ngày sau khi CNOOC công bố (18/10/2012) việc sản xuất số lượng lớn dầu tìm thấy trong Vịnh Bắc Bộ thì Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Ủy viên Quốc vụ Trung cộng Mạnh Kiến Trụ tại Hà Nội vào ngày 24/10/2012.

Theo bài viết của báo điện tử đảng CSVN Mạnh Kiến Trụ đã nói với ông Trọng rằng: “Vấn đề Nam Hải (Biển Đông) không phải là toàn bộ của quan hệ Trung – Việt, nhưng xử lý không thỏa đáng sẽ ảnh hướng đến toàn cục của quan hệ hai nước.”

Và ông Trọng đã đáp lại rằng: “Tình hữu nghị truyền thống hai nước Việt Nam – Trung Quốc nồng thắm. Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam sẽ mãi mãi không quên sự giúp đỡ quý báu, chân thành của Trung Quốc dành cho Việt Nam lâu nay. Việt Nam sẵn sàng duy trì giao lưu cấp cao với Trung Quốc, tăng cường sự tin cậy chính trị, tăng cường đoàn kết và hợp tác, xử lý thỏa đáng vấn đề trên biển thông qua hiệp thương hữu nghị trên tinh thần "vừa là đồng chí vừa là anh em.

Nhưng hành động của Trung cộng ở Biển Đông, ngay trong vùng vịnh Bắc Bộ và trên đất liền trong lãnh thổ Việt Nam không có gì là “đồng chí và anh em” với Việt Nam như ai cũng thấy. Vậy tại sao ông Trọng vẫn phải nói những câu chữ mang ơn và van xin với Mạnh Kiến Trụ ngay trong lúc CNOOC đang rút dầu của Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ?

Chẳng lẽ trong cương vị cầm quyền mà ông Trọng không cảm thấy nỗi đau nhục nhã này của dân tộc hay sao, hay cái lưỡi của ông đã cứng đơ trước mặt họ Mạnh?

Ông Trọng không chỉ làm có thế mà còn “xanh mặt” cả với lãnh đạo mới của Trung cộng, ngay sau khi ông Tập Cận Bình được Đại hội đảng Cộng sản kỳ 18 bầu vào chức Tổng Bí thư đảng ngày 14/11 (2012).

Sự lệ thuộc của đảng CSVN vào Trung cộng được thể hiện rõ nét trong chuyến đi sang Bắc Kinh của Ủy viên Trung ương đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Hoàng Bình Quân với nhiệm vụ duy nhất là “chúc mừng thành công của Đại hội XVIII Đảng Cộng sản (ĐCS) Trung Quốc”, theo tin của Việt Nam Thông Tấn Xã (VNTTX).

VNTTX cho biết ông Hoàng Bình Quân đã được Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung cộng Lưu Vân Sơn tiếp tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh ngày 17/11/2012.

Ông Hoàng Bình Quân đã nói với ông Lưu Vân Sơn rằng: “Những người đồng chí, anh em, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam rất vui mừng trước thành công tốt đẹp của Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc, mở ra giai đoạn phát triển mới trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc... khẳng định ảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện với Trung Quốc; mong muốn hai bên cùng nỗ lực tiếp tục củng cố và thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển lên tầm cao mới; đồng thời giải quyết thỏa đáng những vẫn đề còn tồn tại, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.”

Khi ông Quân nói với Lưu Vân Sơn những điều thắm thiết tình nghĩa như thế thì đâu biết rằng tấm Hộ chiếu Lưỡi Bò của Trung cộng đơn phương dành chủ quyền từ 80 đến 85% diện tích Biển Đông đã âm thầm được người Tầu Bắc Kinh mang đi khắp nơi trên thế giới?

Nhưng những tấm bản đồ có in hình Thành phố Tam Sa của Trung cộng thì đã bay đi khắp các tuyến du lịch của thế giới từ năm 2011 mà Việt Nam không hề lên tiếng phản đối. Thậm chí những quảng cáo du lịch này đã tấp nập đi vào Việt Nam và được trao tận tay cho các hãng du lịch Việt Nam tại Sài Gòn từ lâu mà có thấy ai nói gì đâu?

Nhưng không phải chỉ có phía đảng mới có thái độ qụy lụy Trung Cộng như thế. Ngay đến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng phải tự chế đến xấu hổ với thế giới trước sự có mặt của Thủ tướng Trung cộng Ôn Gia Bảo tại Hội nghị cấp cao các nước Đông Nam Á mới chấm dứt ngày 20/11/2012 tại Nam Vang, Cao Miên.

Trái với lập trường kiên quyết và đúng đắn của Tổng thống Phi Luật Tân Benigno Aquino III công khai lên tiếng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ để chống lại âm mưu “nối giáo” cho Trung cộng của Thủ tướng Cao Miên Hun Sen, phái đoàn Việt Nam do ông Dũng cầm đầu đã “không dám nói công khai đến nửa lời” để bác bỏ lập luận một chiều của Hun Sen cho rằng đã có “sự đồng thuận của khối ASEAN không quốc tế hóa vấn đề Biển Đông”, theo đúng như ý muốn của Bắc Kinh.

Sự im lặng đến nhục nhã của phái đoàn Việt Nam ngay trong phòng họp của khối 10 nước ASEAN với phái đoàn Nhật Bản ngày 19/11/2011 đã khiến cho phía Phi Luật Tân phải tiết lộ với báo chí rằng Việt Nam chính là nước thứ 2 trong số 10 quốc gia trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á ủng hộ việc “quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông!

Trong tất cả các bài phỏng vấn chính thức ông Phạm Bình Minh của báo chí Nhà nước Việt Nam, không có bài nào ghi lời tuyên bố “tự phát” của ông nói rằng Việt Nam “muốn quốc tế hóa Biển Đông”.

Ông Minh chỉ được phóng viên Quốc Việt của Ban Việt ngữ Đài Phát thanh Á Châu Tự Do (Radio Free Asia) phỏng vấn và ông đã trả lời như sau:
Quốc Việt: Thưa Ngoại trưởng, Campuchia cho biết không quốc tế hóa biển Đông. Philippines phản đối, còn quan điểm Việt Nam thế nào?
Ngoại trưởng Phạm Bình Minh: Không, làm gì không quốc tế hóa. Chẳng có vấn đề đó.”
(RFA 21/11/2012)

Vấn đề gây thắc mắc cho nhiều người theo dõi Hội nghị ở Nam Vang không phải ở chỗ Việt Nam “đồng ý” hay “không đồng ý” quốc tế hóa Biển Đông mà tại sao ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hay Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh không tự mình công khai nói ra lập trường của Việt Nam như phái đoàn Phi Luật Tân đã làm?

Chẳng nhẽ sự có mặt của ông Ôn Gia Bảo, Thủ tướng Trung cộng đã làm cho phái đoàn Việt Nam khớp họng, hay các đại biểu của Việt Nam đã không dám ăn dám nói như người Phi Luật Tân trước mặt người Trung Hoa?

Cái gì đã làm cho hai ông Dũng và Minh lấn cấn đến mất danh dự của Việt Nam như thế mới là điều ai cũng muốn biết?

Thái độ của Việt Nam ở Nam Vang cũng ỡm ờ như chuyện cứ để cho người Trung Hoa mang Hộ chiếu có in hình Lưỡi Bò mang theo vào Việt Nam, dù không đóng dầu thị thực cho vào trên Hộ chiếu này mà đóng dấu trên một giấy cho nhập cảnh riêng.

Vậy đối với các Hộ chiếu Ngoại Giao hay các phái đoàn chính thức của người Trung Hoa có in hình Lưỡi Bò sẽ vào Việt Nam mà không cần phải có dấu thị thực khi đến sân bay hay cửa khẩu thì sao?

Những người mang Hộ chiếu loại này không ít và sẽ thường xuyên kéo dài từ năm này qua năm khác thì phía Việt Nam sẽ đối phó ra sao đây?

Thế rồi khi người Trung Hoa mang Hộ chiếu này đi đến các nước khác trong khối ASEAN không có tranh chấp chủ quyền “trực tiếp” với Trung Cộng như Tân Gia Ba, Thái Lan, Lào, Miến Điện và Cao Miên thì hình Lưỡi Bò có bị phủ nhận không?

Nếu các nước này cứ đóng dấu cho nhập cảnh thì các nước có tranh chấp nhiều với Trung Cộng như Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, hay ít như Brunei và Nam Dương sẽ có thái độ như thế nào?

Trong khi chuyện Hộ chiếu Lưỡi Bò còn dài thì ta hãy chú ý đến chuyện mang tinh thần “qụy lụy” Trung cộng khác của phe Quân đội CSVN do Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đại diện.

Theo tin Quân sự Bộ Quốc phòng Việt Nam thì: “Chiều 28/11 (2012), tại Hà Nội, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp thân mật Thiếu tướng Vương Tây Hân, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Quốc phòng Trung Quốc làm trưởng đoàn, sang tham quan, nghiên cứu thực tế tại Việt Nam đến chào xã giao.

Thay mặt lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nhiệt liệt chào mừng Thiếu tướng Vương Tây Hân và đoàn sang thăm, làm việc tại Việt Nam; đánh giá cao kết quả Đại hội lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc.”

Thông tín viên Nguyễn Anh Phương/Thông tấn Quân sự viết: “Bộ trưởng Phùng Quang Thanh giới thiệu khái quát những thành tựu trong phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam thời gian qua; quan hệ quốc phòng giữa hai nước ngày càng phát triển; bày tỏ lòng biết ơn Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc đã ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam trong các cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược. Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị, đoàn kết truyền thống, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc theo phương châm 16 chữ và tinh thần bốn tốt. (“láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.)

Thế rồi, không hiểu ai xúi bẩy mà ông Bộ trưởng Phùng Quang Thanh lại “nổi hứng”: “Khẳng định, chính sách quốc phòng hòa bình, tự vệ của Việt Nam: Việt Nam không tham gia các tổ chức liên minh quân sự, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ của mình để chống lại nước khác; chúc chuyến thăm của đoàn thành công tốt đẹp.”

Vẫn theo tin của Thông tín viên Nguyễn Anh Phương thì Thiếu tướng Vương Tây Hân không hứa hẹn gì mà chỉ “cảm ơn Đại tướng Phùng Quang Thanh đã dành thời gian tiếp đoàn; giới thiệu khái quát Đại học Quốc phòng Trung Quốc; thông báo kết quả làm việc với Học viện Quốc phòng Việt Nam về công tác đào tạo; thăm Sư đoàn Sao Vàng”“bày tỏ mong muốn Bộ Quốc phòng Việt Nam sẽ cử nhiều cán bộ sang học tập, nghiên cứu, trao đổi tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc.”

Thật cắc cớ hết chỗ nói. Trung Cộng đã muốn “bóp cổ” Việt Nam đến ngộp hơi chết yểu với đòn chí tử Hộ chiếu Lưỡi Bò và thu vén dầu khí ở Biển Đông mà tướng Phùng Quan Thanh vẫn mơ ngủ trong cơn mê sảng với 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt.

Ông còn “tự dưng” lại chỉ dám “quốc phòng hòa bình, tự vệ” và cam kết với người thấp hơn mình mấy bậc mang quân hàm là “Thiếu tướng” Vương Tây Hân “không liên minh quân sự”“không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự” hoặc “sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác” thì có bẽ bàng cho Quân đội Nhân dân lắm không?

Chuyện “Đại tướng” Phùng Quang Thanh “yếu đuối” trước một viên “Thiếu tướng” Tầu không ngang hàng có nên so sánh với sự “nể nang cho phải đạo” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tổng Bí thư Tập Cận Bình của Trung Cộng, hoặc “sự nhút nhát” đến đờ người ra của hai ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phạm Bình Minh trước mặt Thủ tướng Trung Cộng Ôn Gia Bảo ở Nam Vang?

Hay tất cả những “nét đặc sắc” này của lãnh đạo Việt Nam nên được tổng hợp lại thành một “trang sử mới” để làm tốt hơn mối giao hảo truyền thống “vừa là đồng chí vừa là anh em” của hai nước Việt-Trung trong thời đại vừa được mở ra bởi tấm Hộ chiếu hình Lưỡi Bò?

(11/012)

Read More


Ông Phạm Chí Dũng được tại ngoại

BBC - Ông Phạm Chí Dũng, người bị công an tạm giam bốn tháng vì một số bài viết trên mạng, đã được tại ngoại, theo một số nguồn tin vừa cho BBC biết.

Sau hai tháng trong trại giam của Bộ Công an ở TP. HCM và hai tháng nữa ở trại giam số 4 Phan Đăng Lưu của Công an TP. HCM, được biết ông Phạm Chí Dũng đã được cho về nhà tối 22/11 vừa qua.

Hiện tại, vẫn theo các nguồn tin cho BBC hay, ông Dũng vẫn tiếp tục bị điều tra, nhưng việc quy tội hình sự đã được giảm nhẹ từ Điều 79 ban đầu (hoạt động nhằm lật đổ chính quyền) sang Điều 88 (tuyên truyền chống Nhà nước).

Viết về Thủ tướng

Tin về vụ bắt giữ ông Phạm Chí Dũng lần đầu được báo Tuổi Trẻ ở TP. HCM tường thuật hôm 20/7 rằng ông "đã bị Cơ quan Công an bắt giam với cáo buộc làm lộ bí mật”.

Sau đó, trang blog của nhà báo Hồ Thu Hồng, người có nhiều quan hệ với ngành công an, viết thêm ông Dũng “là người sản xuất nội dung trang Quan làm báo, với chỉ đạo mục đích đánh phá nội bộ, gây chia rẽ ở cấp cao nhất quốc gia”.


Ông Phạm Chí Dũng viết nhiều bài trên Tạp chí Phía Trước

Tuy vậy, tin mới nhất mà BBC có được cho hay ông Dũng bị bắt vì loạt bài có tựa “Tổng thống Nguyễn Tấn Dũng?” đăng trên trang mạng Phía trước ở nước ngoài.

Hai bài này, ký bút danh Thường Sơn, đặt giả thiết: “Một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân sẽ sẵn lòng chấp nhận cơ chế chính trị nhiều hơn một đảng hoặc nhiều đảng nhưng có vẻ ổn định và đỡ tốn xương máu, thay cho lối mòn độc đảng quá rủi ro và chỉ chực chờ bùng nổ như hiện nay.”

Bút danh Thường Sơn cũng xuất hiện trong nhiều bài khác đăng ở trang Phía trước, mà bài cuối là ngày 18/7, trước khi ông Dũng bị bắt.

Trên danh nghĩa công an TP. HCM tiến hành bắt giữ ông Dũng, nhưng ngay sau đó, ông bị di‎ lý lên cơ quan của Bộ Công an tại TP Hồ Chí Minh.

Tiếp đó, sau thời gian hai tháng ở trong trại giam của Bộ Công an, ông Dũng được đưa về trại giam số 4, Phan Đăng Lưu của công an TP Hồ Chí Minh.

Được biết phòng giam ông ở số 4, Phan Đăng Lưu cũng từng là phòng ở của blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải), bị án 12 năm tù về tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’ theo điều 88 Bộ luật hình sự.

Việc quy tội hình sự với ông cũng được giảm nhẹ từ Điều 79 ban đầu (hoạt động nhằm lật đổ chính quyền) sang Điều 88 (tuyên truyền chống Nhà nước).

Hiện ông được tại ngoại, nhưng cuộc điều tra của công an với ông vẫn chưa kết thúc.

Ở Việt Nam, có những quyết định điều tra “có thể kéo dài 10 năm, thậm chí vô thời hạn, tùy vào thái độ của người bị điều tra”, theo một người làm trong ngành tư pháp giải thích với BBC.

Cam kết

Ông Phạm Chí Dũng là con trai ông Phạm Văn Hùng, cựu Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy TP HCM.

Sau khi ông Dũng bị bắt, gia đình đã viết thư gửi cho các lãnh đạo Việt Nam đề nghị cứu xét trường hợp của ông.

Theo tổ chức Phóng viên Không Biên giới ở Paris, ông Dũng từng là cán bộ an ninh được điều sang làm việc cho chính quyền TP HCM và nhiều năm làm việc cùng ông Trương Tấn Sang, người nay đã trở thành chủ tịch nước Việt Nam.

Một nguồn tin ở Việt Nam cũng nói với BBC rằng đã có các hoạt động trong giới chức ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội trước khi Bộ Công an có quyết định tạm thời cho ông Dũng được tại ngoại hầu tra.

Vụ bắt giữ ông Phạm Chí Dũng gây chấn động dư luận, nhất là khi nó diễn ra khi trong giới lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đang thực hiện chiến dịch phê bình và tự phê bình.

Các báo Việt Nam đăng nhiều tin khác nhau về vụ bắt ông Phạm Chí Dũng và cuộc điều tra nhưng đa số các tin bài dừng lại ở tháng 7 năm nay.

Read More


Vàng Sao xuống vàng mắt

Người xuống đường năm cũ,
Hồn ở đâu bây giờ? 

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Thời chiến tranh “chống Mỹ” phá nước Việt Nam Cộng Hòa do Hà Nội phát động, một số thanh niên, sinh viên và trí thức Miền Nam, vì những lý do cá nhân khác nhau, đã chạy vào bưng/lên núi/lên xanh theo “cách mạng” để “giải phóng” quốc gia họ đang là công dân. Trong số người “lên xanh” (1) với nhiệt huyết hừng hực hồ hỡi phấn khởi nhất, có chàng trai xứ Huế ra đi với lòng trần phất phới như ngôi Sao Vàng trên nền cờ đỏ lộng gió, nhưng khi “cách mạng” phá chưa xong VNCH, mới ra đến thiên đường XHCN trên đất Bắc, Vàng Sao đã rụng xuống thành vàng mắt.

Trần Vàng Sao tên thật là Nguyễn Đính sinh năm 1941 tại Thừa Thiên, đậu Tú Tài năm 1962, rồi dạy học ở Truồi. Theo nhà báo Mặc Lâm của RFA thì, “từ năm 1965 tới năm 1970 ông lên chiến khu và công tác tại Ban Tuyên huấn Thành Ủy Huế. Năm 1970 ông được đưa ra miền Bắc an dưỡng và trong thời gian này do quan sát cuộc sống và sinh hoạt chính trị tại Hà Nội khiến ông viết nhật ký miêu tả lại những suy nghĩ thất vọng của mình về điều mà ông được tuyên truyền trước đây. Chính tập nhật ký này khiến ông bị bắt và kéo dài nhiều năm khốn khó trong lòng chế độ.”

Trần Vàng Sao đã ghi lại những gì về “thiên đường” mà ông đã bỏ công lặn lội “lên xanh” (1) rồi vược ngược Trường Sơn ra Bắc để được nếm trong tập nhật ký ấy khiến “ông bị bắt và kéo dài nhiều năm khốn khó trong lòng chế độ”? Khỏi mất công đọc dài dòng, ta chỉ cần đọc vài vài lời nói đầu của Lữ Phương, cũng là gốc “đồng chí” với Trần Vàng Sao, trong phần giới thiệu cuốn hồi ký mang tên “Tôi bị bắt”:

“Cuốn hồi ký này kể lại cái tai họa đó khi từ chiến khu, anh được đưa ra miền Bắc trị bệnh: ở nơi đây, sau một thời gian quan sát, anh đã ghi lại những suy nghĩ của mình về cái gọi là “hậu phương xã hội chủ nghĩa” đó, bằng nhật ký và chính vì những suy nghĩ ghi thành chữ viết này, anh bị các đồng chí của mình truy bức, nguyền rủa, phỉ nhổ, cô lập, đến chỗ như anh cho biết anh không còn được coi là con người mà đã thành “một con vật, một con chó”.

Vẫn lời của người đồng hội đồng thuyền với Trần Vàng Sao, ông Lữ Phương:

“Trong rừng, tôi đã biết một số trường hợp những trang nhật ký bị tố cáo, nhưng chưa nghe thấy có trường hợp nào sự tố cáo lại dẫn đến một cuộc hành hạ, trừng trị độc địa như trường hợp của Trần Vàng Sao.” Và:

“Rõ ràng đây là sự thất vọng trầm trọng của một người trí thức ở miền Nam khi họ bỏ lên rừng”

Từ một kẻ được ăn cơm quốc gia, được giáo dục trong một nền văn hoá nhân bản, làm thầy giáo, được tự do xuống đường “đả đảo Thiệu Kỳ”, công dân VNCH Nguyễn Đính đổi họ Trần, phất cờ Vàng Sao, lên rừng “tìm đường cứu nước”, để đi đến chỗ như anh cho biết anh không còn được coi là con người mà đã thành “một con vật, một con chó”. Và rồi: 

“Sau tháng Tư năm 1975, Trần Vàng Sao xung phong về quê công tác nhưng ông bị gạt khỏi danh sách như một kẻ “có vấn đề”; ông tự trở lại Huế làm liên lạc (2) ở xã, sau đó được bố trí công tác tại Phòng Văn hóa thành phố Huế rồi được điều về làm liên lạc ở xã Hương Lưu (nay là Vỹ Dạ), Huế cho đến nghỉ hưu năm 1984” (theo http://nguyentrongtao.vnweblogs.com/post/1890/199687)

Để thấu hiểu được phần nào nỗi lòng Vàng Sao rụng xuống vàng mắt, không gì hơn đọc lời tự bạch của chính “nhà thơ nổi tiếng”:

Nhà thơ TRẦN VÀNG SAO Nguồn internet

tau chưởi
tau tức quá rồi
tau chịu không nổi
tau nghẹn cuống họng
tau lộn ruột lộn gan
tau cũng có chân có tay
tau cũng có đầu có óc
có miệng có mắt
có ông bà
có cha mẹ
có vợ con có ngày sinh tháng đẻ
có bàn thờ tổ tiên một tháng hai lần
rằm mồng một hương khói bông ba hoa quả
tau đầu tắt mặt tối
đổ mồ hôi sôi nước mắt
vẫn đồng không trự nõ có
suốt cả đời ăn tro mò trú
suốt cả đời khố chuối Trần Minh
kêu trời không thấu
tau phải câm miệng hến
không được nói
không được la hét
nghĩ có tức không
tau chưởi
tau phải chưởi
tau chưởi bây
tau chưởi thẳng vào mặt bây
không bóng không gió
không chó không mèo
mười hai nhánh họ bây đem lư hương bát nước
giường thờ chiếu trải sắp hàng một dãy ra đây
đặng nghe tau chưởi
tau kêu thằng khai canh khai khẩn tam đợi mười đời
cao tằng cố tổ ông nội ông ngoại cha mẹ chú bác cô dì
con cháu thân hơi cật ruột bây tau chưởi
tau chưởi cho tiền đời dĩ lai bây mất nòi mất giống
hết nối dõi tông đường
tau chưởi cho mồ mả bây sập nắp
tau chưởi cho bây có chết chưa liệm ruồi bu kiến đậu
tam giáo đạo sư bây
cố tổ cao tằng cái con cái thằng nào móc miếng cho bây
hà hơi trún nước miếng cho bây
bây ỉ thế ỉ thần
cậy nhà cao cửa rộng
cậy tiền rương bạc đống
bây ăn tai nói ngược
ăn hô nói thừa
đòn xóc nhọn hai đầu
ngậm máu phun người
bây bứng cây sống trồng cây chết
vu oan giá hoạ
giết người không gươm không dao
đang sống bây giả đò chết
người chết bây dựng đứng cho sống
bây sâu độc thiểm phước
bây thủ đoạn gian manh
bây là rắn
rắn
toàn là rắn
như cú dòm nhà bệnh
đêm bây mò
ngày bây rình
dưới giường
trên bàn thờ
trong xó bếp
bỏ tên bỏ họ cha mẹ sinh ra
bây mang bí danh
anh hùng dũng cảm vĩ đại kiên cường
lúc bây thật lúc bây giả
khi bây ẩn khi bây hiện
lúc người lúc ma
lúc lên tay múa ngón sủi bọt mép gào thét
lúc trợn mắt khua môi múa mỏ đả đảo muôn năm
lúc như thầy tu vào hạ
lúc như con nít đói bụng đòi ăn
hai con mắt bây đứng tròng
bây bắt hết mọi người trứơc khi chết phải hô
cha mẹ bây ông nội ông ngoại bây tiên sư cố tổ bây
sống dai đời đời kiếp kiếp
phải quỳ gối cúi đầu
nghe bây nói không được cãi
phải suốt đời làm người có tội
vạn đợi đội ơn bây
đứa nào không nghe bây hớt mỏ chôn sống
thằng nào không sợ bây vằm mặt thủ tiêu
bây làm cho mọi người tránh nhau
bây làm cho mọi người thấy nhau nhổ nước miếng
đồ phản động
đồ chống đối
đồ không đá bàn thờ tổ tiên
đồ không biết đốt chùa thiêu Phật
thượng tổ cô bà bây
mụ cô tam đợi mười đời bây
tau xanh xương mét máu
thân tàn ma dại
rách như cái xơ mướp chùi trách nồi không sạch
mả ông bà cố tổ bây kết hết à
tụi bây thằng nào cũng híp mắt hai cằm
bây ăn chi mà ăn đoản hậu
ăn quá dã man
bây ăn tươi nuốt sống
mà miệng không dính máu
người chết bây cũng không chừa
năm năm mười năm hai mươi năm
xương chân xương tay sọ dừa vải liệm`
bây nhai bây khới bây mút
cả húp cả chan bây còn kêu van xót ruột
bao nhiêu người chết diều tha quạ rứt xương
khô cốt tàn dọc bờ dọc bụi giữa núi giữa rừng
để bây xây lăng đắp mộ dựng tượng dựng đài cho
cha mẹ cố tổ bây
hỡi cô hồn các đảng
hỡi âm binh bộ hạ
hỡi những kẻ khuất mặt đi mây về gió
trong am trong miếu giữa chợ giữa đường
đầu sông cuối bãi
móc họng bóp cổ móc mắt bọn chúng nó
cho bọn chúng nó chết tiệt hết cho rồi
bây giết người như thế
bây phải chết như thế
ác lai thì ác báo
tau chưởi ngày chưởi đêm
mới bét con mắt ra tau chưởi
chập choạng chạng vạng tau chưởi
nửa đêm gà gáy tau chưởi
giữa trưa đứng bóng tau chưởi
bây có là thiền thừ mười tám con mắt tau cũng chưởi
mười hai nhánh họ bây
cao tằng cố tổ bây
tiên sư cha bây
tau chưởi cho bây ăn nửa chừng mẻ chai mẻ chén
xương cá xương thịt mắc ngang cuống họng
tau chửi cho nửa đêm oan hồn yêu tinh ma quỷ
mình mẩy đầy máu hiện hình vây quanh bây đòi trả đầu trả chân trả tay trả hòm trả vải liệm
tau chưởi cho cha mẹ bây có chết cũng mồ xiêu mả lạc
đoạ xuống ba tầng địa ngục bị bỏ vào vạc dầu
tau chưởi cho cha mẹ bây có còn sống cũng điên tàn
đui què câm điếc làm cô hồn sống lang thang đầu đường xó chợ
bốc đất mà ăn xé áo quần mà nhai cho bây có nhìn ra
cũng phải tránh xa
tau chưởi cho con cái bây đứa mới đi đứa đã lớn
sa chân sẩy tay đui què sứt mẻ nửa đòi nửa đoạn
chết không được mà sống cũng không được
tau chưởi cho dứt nọc dòng giống của bây cho bây chết sạch hết
không bà không con
không phúng không điếu
không tưởng không niệm
không mồ không mả
tuyệt tự vô dư
tau chưởi cho bây chết hết
chết sạch hết
không còn một con
không còn một thằng
không còn một mống
chết tiệt hết
hết đời bây

Trần Vàng Sao. 
29 tháng 6 năm 1997



_______________________________________________

* Ghi chú:

(1) Dân Huế hồi đó gọi “lên xanh” là lên núi (theo VC): 
(2) Miền Nam gọi là “tuỳ phái” tức chạy việc sai vặt
Read More


Sọc đỏ, vàng sao

Anh bị đày đọa tôi cũng bị đọa đày
Hai chúng ta tuy mỗi người mỗi khác
Nhưng tựu chung bị cộng sản đọa đày
Có thể trước đây
Anh là kẻ đã đọa đày tôi
Nhưng hôm nay anh và tôi đã thấy...
Đâu có gì phải áy náy trong tim!
Tôi cũng như anh, thời tuổi trẻ đi tìm
Đường hạnh phúc cho nhân dân và tổ quốc
Tôi cầm súng bị thua nhưng không nhục
Anh vào rừng thành kẻ thắng chẳng vinh quang
Anh "Vàng Sao" tôi "Sọc Đỏ" bàng hoàng
Khi đất nước bị tan hoang vì cộng sản

Dù một thời không xem nhau là bạn
Nhưng cuối cùng là cộng sản nạn nhân
Gởi về anh một tiếng nói ân cần
Tôi tha thứ cho lỗi lầm tuổi trẻ.


Read More


Giới thiệu clip những giây sau cùng của thảm họa nỗ nhà máy điện hạt nhân Fukushima

Bài học và viễn ảnh của Dự án Điện hạt nhân tại Ninh Thuận

Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hùng (Danlambao) - Hội Địa Dư Hoa Kỳ (NGS) đã làm một phim dựng lại những phút giây sau cùng của thảm họa nổ nhà máy điện hạt nhân Fukushima tiếp sau trân động đất và sóng thần kinh hoàng vào ngày 11 tháng 03 năm 2011. 

Phim dài khoảng 45 phút, dựng lại những diễn biến của thảm họa Fukushima. Nhật Bản lúc đó may mắn có được một vị Thủ Tướng rất quyết đoán và tự trọng, ông Naoto Kan. Nhờ hành động can đảm và kịp thời của ông và nhóm 50 chuyên viên tại nhà máy Fukushima mà Nhật Bản rất may mắn tránh được một thảm họa hạt nhân tương tự như Chernobyl hay tai hại hơn nhiều lần.

Nếu lãnh đạo đảng cộng sản, quốc hội và nhà nước Việt Nam vẫn cố chấp tiến hành thực hiện dự án NMĐHN tại Ninh Thuận, thảm họa hạt nhân tại Việt Nam sẽ không như tại Fukushima mà sẽ tệ hại hơn thảm họa Chernobyl tại Ukraine năm 1986, vì Việt Nam không có được một Thủ Tướng như ông Naoto Kan. 

Chúng tôi đã cố gắng phụ đề tiếng Việt cho phim này để nhiều người Việt, trong và ngoài chính quyền, xem biết rõ hơn những gì đã xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima, và quan tâm nhiều hơn đến những tai hại của dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận. 

Xin giới thiệu phim “Fukushima những giây cuối cùng - phần 1 và phần 2” 

Fukushima những giây cuối cùng - phần 1



Fukushima những giây cuối cùng - phần 2




Ngày 28 tháng 11 năm 2012 


Read More


Quá thể, quá đáng, quá chừng, rồi gì nữa

Bùi Tín (VOA Blog) - Đọc các blog tự do trong nước gần đây, tôi hay gặp những lời nhận định, nhận xét «quá thể», «quá chừng», «quá đáng» …

Một bạn trẻ nhận định việc tuyên án luật sư Cù Huy Hà Vũ 7 năm tù giam, rồi nhà báo Điếu Cày 12 năm tù giam, cô Tạ Phong Tần 10 năm tù giam … - trong khi viên công an giết ông Trịnh Xuân Tùng chỉ bị 4 năm tù giam - là những «sự trả thù không thể tưởng tượng nổi», là «quá thể, là phi lý», từ một chính quyền tự cho là chính đáng, theo chế độ pháp quyền, nghiêm chỉnh theo pháp luật.

«Quá thể» ở đây có nghĩa là vượt qua giới hạn cao nhất của sự phi lý, của sự chà đạp luật pháp có khả năng xảy ra, bình thường rất ít ai nghĩ đến, rất ít ai dám làm.

Việc đối xử với sinh viên trẻ Nguyễn Phương Uyên cũng được mạng Dân Làm Báo cho là «quá đáng». Nguyễn Phương Uyên bị lực lượng công an bắt cóc không có lệnh bắt giữ, không báo cho gia đình, đưa lên tỉnh Long An, biệt tích một tuần lễ rồi mới gửi lệnh truy tố. Công an không cho cô gặp mẹ, gặp luật sư, bạn bè khi tạm giam, còn dọa sẽ bị xét xử về tội tham gia «âm mưu khủng bố bằng thuốc nổ». Quả là «quá đáng» khi cả một bộ máy nhà nước đàn áp thô bạo một cô gái tay không, khiến cô phải bỏ dở học hành, chỉ vì cô tham gia nhóm tuổi trẻ yêu nước chống bành trướng Trung Quốc. Trường hợp cô Nguyễn Hoàng Vy cũng «quá đáng» không kém. Cô bị công an phối hợp với các phần tử thuộc xã hội đen đe dọa, quấy rối, cố tình đụng xe, làm gãy một lúc 7 chiếc răng, rồi bị đuổi việc, chỉ vì cô tỏ ý chí chống bành trướng Trung Quốc.

Tệ tham nhũng của các quan chức gần đây bị đông đảo dư luận cho là «quá chừng»! Tham cũng phải có hạn, có chừng thôi chứ. Đã ăn cắp vài nghìn đôla, lại muốn vài vạn, vài vạn được rồi lại thèm vài chục vạn, hồi hàng triệu đô; có hàng triệu đô lại cố cuỗm thêm đến hàng tỷ đôla. Có quan đầu tỉnh ở Ninh Bình, Hải Dương, Bình Thuận, Long An có đến 5, 6 nhà và biệt thự cho mình, con trai, con gái và con rể, còn cho vợ hờ, tình nhân. Các nhà giàu xưa ở Bạc Liêu phải gọi họ bằng Cụ. Tiền ở đâu ra vậy? Tất nhiên là từ ngân sách, tiền thuế, tiền ăn bẩn, chia chác nhau, từ các sân sau các bộ là các tập đoàn quốc doanh lãi thật lỗ giả. Họ ăn hết phần do phát triển đất nước đem lại.

Quá chừng tham lam thối nát là việc ăn chia 20 triệu đôla đút lót từ công ty in bạc giấy Úc Securency qua môi giới của Đại tá công an Lương Ngọc Anh. Vụ tham nhũung này đã bị phía Úc khám phá, điều tra và công bố tường tận, vậy mà cả Bộ Chính trị vẫn im như thóc, cả Quốc hội vẫn tảng lờ, để rồi lại đua nhau hứa hẹn, thề thốt ra tay chống tham nhũng, «không bênh che, không chừa một ai». Thật quá chừng là tham, quá chừng là lừa bịp, đến mức nhà văn Nguyễn Quang Lập phải thốt lên là họ chơi trò đánh trận giả, quân ta giả vờ đánh quân mình, rồi lại liên hoan chia chác nhau hàng núi tiền của dân.

Ở Việt Nam đã có hơn 10 chủ nhật liên tiếp xuống đường trong năm 2011 chống tình hình của lãnh đạo trở nên tệ hại, «quá thể», «quá đáng», «quá chừng». Chắc chắn cuộc đấu tranh nhằm thay đổi cả hệ thống chính trị mục nát theo hướng dân chủ, tự do, có nhân quyền và pháp quyền, hội nhập với thế giới dân chủ văn minh sẽ bền bỉ và ngày càng mạnh mẽ hơn, dựa trên những kinh nghiệm rất quý của tuổi trẻ, trí thức, các doanh nhân vừa và nhỏ quốc tế.

Các chiến sỹ dân chủ, các nhà trí thức chân chính, mọi người dân lương thiện thật lòng yêu nước thương dân cùng với các đảng viên CS từ trẻ tuổi đến lão thành chưa bị bả vật chất quật ngã đang cùng nhau kết hợp trong cuộc đấu tranh chống thối nát, độc tài, đòi tự do, dân chủ, công lý và công bằng xã hội. Các lực lượng khỏe khoắn, trong sáng ấy của nhân dân sẽ tự tìm ra ẩn số x - lượng biến thành chất - để tìm ra những giải pháp thích hợp có thể là chìa khóa tháo gỡ bế tắc, mở cửa cho tương lai.

Bùi Tín
Read More


Lỗi thì lỗi nhưng... cái ghế đang ngồi không có lỗi!

Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải cùng Ban Thường vụ Thành ủy đã nghiêm túc kiểm điểm tự phê bình và nhận thiếu sót, khuyết điểm, nhận lỗi với Trung ương Đảng, với nhân dân và Đảng bộ TP về trách nhiệm của mình đối với tình trạng một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thuộc Đảng bộ TP suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ TP, ảnh hưởng đến uy tín, niềm tin của nhân dân đối với Đảng bộ TP...

Thành ủy TPHCM nhận lỗi trước dân

Phan Anh (NLĐ) - Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM cho rằng một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống làm ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân 

Phát biểu tổng kết hội nghị Thành ủy TPHCM lần thứ 12 vào chiều 29-11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải cho biết kết quả kiểm điểm tự phê bình, phê bình tập thể và cá nhân các ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng đạt yêu cầu. 

Nghiêm túc nhận khuyết điểm 

Ông Hải cho biết trong quá trình kiểm điểm, Ban Thường vụ Thành ủy và từng ủy viên Ban Thường vụ luôn quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo là giữ đúng nguyên tắc, thực hiện phương châm “tự gột rửa, tự sửa mình; trị bệnh cứu người”; đi sâu tập trung phân tích hạn chế, khuyết điểm và các vấn đề nổi cộm, bức xúc, nguyên nhân chủ quan của hạn chế, khuyết điểm, từ đó rút ra những bài học sâu sắc. 

Tuy nhiên, ông Hải cũng đánh giá công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ TP có không ít hạn chế, yếu kém, khuyết điểm, trong đó có khuyết điểm kéo dài, chậm được khắc phục; tình trạng xa dân, vô cảm, nhũng nhiễu, “vòi vĩnh” khi thực thi công vụ còn khá phổ biến, trong khi năng lực nắm bắt tình hình tư tưởng, thực hiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng của tổ chức cơ sở Đảng còn yếu kém. 

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải trao đổi với các đại biểu tại hội nghị 

Ông Hải nhắc lại lời dạy của Bác Hồ về công tác xây dựng Đảng: “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó, như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”. 

Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải cùng Ban Thường vụ Thành ủy đã nghiêm túc kiểm điểm tự phê bình và nhận thiếu sót, khuyết điểm, nhận lỗi với Trung ương Đảng, với nhân dân và Đảng bộ TP về trách nhiệm của mình đối với tình trạng một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thuộc Đảng bộ TP suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ TP, ảnh hưởng đến uy tín, niềm tin của nhân dân đối với Đảng bộ TP. 

Hai nhóm giải pháp khắc phục 

Nhận thức sâu sắc trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nhân dân và Đảng bộ TP, ông Lê Thanh Hải cho biết Ban Thường vụ Thành ủy tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để khắc phục hạn chế, khuyết điểm sau khi kiểm điểm tự phê bình và phê bình, trong đó tập trung thực hiện 2 nhóm giải pháp. 

Trước hết là nhóm giải pháp giải quyết vấn đề cấp bách, bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, cần tập trung thực hiện ngay từ nay đến cuối năm và trong năm 2013. Theo đó, chấn chỉnh, khắc phục ngay những hạn chế, khuyết điểm trong bố trí cán bộ một số sở, ngành, doanh nghiệp Nhà nước chưa bảo đảm đầy đủ tiêu chuẩn chức danh, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. 

Bên cạnh nhóm giải pháp trước mắt, ông Hải nhấn mạnh nhóm giải pháp vừa cấp bách vừa cơ bản, lâu dài cần tập trung thực hiện nhằm tạo sự chuyển biến rõ rệt ngay trong nhiệm kỳ 2010-2015. Trong đó, tập trung nhóm giải pháp đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thuộc Đảng bộ TP và nhóm giải pháp về xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý.


BÀ UNG THỊ XUÂN HƯƠNG, GIÁM ĐỐC SỞ TƯ PHÁP TPHCM: Quyết tâm cải cách hành chính

Trong thời gian tới, Sở Tư pháp sẽ tiếp tục tham mưu với UBND TP để thực hiện hai nhiệm vụ trọng tâm trong cải cách hành chính. Cụ thể, tiếp tục rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, quyết liệt đeo bám, kiến nghị Trung ương sửa đổi những thủ tục không còn phù hợp, gây phiền hà cho nhân dân. Bên cạnh đó, Sở Tư pháp sẽ tham mưu cho UBND TP tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện đối với cán bộ công chức; xây dựng đội ngũ cán bộ vừa hồng, vừa chuyên. Mặt khác, mở rộng các lĩnh vực liên thông một cửa. Cụ thể, sở sẽ trình UBND nhóm thủ tục đăng ký khai sinh, hộ khẩu, BHYT để bảo đảm quyền lợi trẻ em khi được sinh ra và các chế độ.

ÔNG TRƯƠNG VĂN LẮM, TRƯỞNG BAN QUẢN LÝ KHU NAM TPHCM: Xử lý dự án “treo”

Qua kết quả kiểm điểm của tập thể và cá nhân Ban Thường vụ Thành ủy, với trách nhiệm là trưởng Ban Quản lý khu Nam, tôi thấy có những trách nhiệm về những dự án “treo”, dự án chậm triển khai gây bức xúc trong nhân dân. Trong tháng 12 này, Ban Quản lý khu Nam sẽ rà soát toàn bộ những dự án “treo” để đề xuất xử lý. Bên cạnh đó, ngoài những giải pháp về chấn chỉnh, nâng cao chất lượng cán bộ, đảng viên của Ban Quản lý khu Nam, chúng tôi cũng tập trung chấn chỉnh một cách có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, vòi vĩnh gây khó khăn trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính, đặc biệt là xử lý ngay những trường hợp chậm quyết giải hồ sơ, thủ tục của dân.


Bài và ảnh: Phan Anh

Read More